Tời điện

Giải phóng lao động tay chân bằng chiếc máy tời điện tiện lợi
Tời điện hay còn gọi là máy tời điện, rùa tời điện là một trong những thiết bị được ứng dụng nhiều nhất trong lĩnh vực xây dựng. Chúng có khả năng nâng hạ các vật dụng tại các công trình có trọng tải lớn một cách nhanh chóng và tiện lợi. Hiện nay, tời điện được cải tiến trong cả thiết kế và công suất, đáp ứng nhu cầu sử dụng ngày càng đa dạng tại mỗi công trình. Bài viết dưới đây sẽ mang đến cái nhìn chi tiết hơn cho bạn đọc về loại thiết bị vô cùng quan trọng này.
1. Tời điện là gì?
Máy tời điện (máy tời xây dựng, tờ hàng) là loại máy móc hoạt động nhờ điện năng và hệ thống dây cáp có vai trò nâng – hạ hay vận chuyển các vật dụng, hàng hóa có khối lượng lớn theo phương nằm ngang. Sự ra đời của thiết bị này đã giúp cho công việc di chuyển vật liệu xây dựng, đồ dùng… trở nên nhanh chóng và dễ dàng hơn, tiết kiệm nhân công cũng như chi phí xây dựng.
2. Máy tời điện có bao nhiêu loại?
Máy tời điện hiện nay trên thị trường rất đa dạng về chủng loại và mẫu mã. Dựa trên các tiêu chí cơ bản của thiết bị sẽ có các cách phân loại máy tời như sau:
2.1 Phân loại dựa theo sức nâng
Tiêu chí này dựa trên khối lượng nâng của máy tời sẽ có các loại:
Máy tời điện mini là loại tời điện có công suất dưới 500kg như: tời điện 50kg, 80kg, 100kg, 200kg, 300kg, 400kg.
Máy tời điện có trọng tải trung bình sẽ có sức nâng nằm trong khoảng 500 – 1000kg, như: 600kg, 700kg, 800kg, 1000kg.
Máy tời điện có trọng tải lớn với sức nâng trên 1 tấn như: tời điện 2 tấn, 3 tấn, 4 tấn, 5 tấn…
2.2 Phân loại theo mức điện áp
Dựa trên nguồn cung cấp điện cho máy tới, sẽ có những loại:
Máy tời điện 1 pha, sử dụng nguồn điện dân dụng 2 chiều 220V. Ví dụ: tời điện 1 pha 500kg, tời điện 1 pha 1000kg, tời điện 1 pha 2000kg….
Máy tời điện 3 pha sử dụng nguồn điện 380V. Ví dụ: tời điện 3 pha 400kg, tời điện 3 pha 500kg…
Máy tời điện ắc quy sử dụng nguồn điện từ bình ắc quy có hiệu điện thế là 12V hay 24V.
2.3 Phân loại theo cách lắp đặt
Có 3 cách lắp đặt thường gặp và người ta cũng có thể phân chia máy tời theo cách này:
Máy tời điện treo: phải lắp đặt trên khung dầm để làm việc. Loại máy tời này thường có kích thước nhỏ gọn, dễ lắp đặt và di chuyển. Ví dụ: tời điện treo 500kg, 1 tấn…
Máy tời điện kéo: Có kích thước lớn hơn tời điện treo rất nhiều, được lắp đặt sẵn trên mặt đất hoặc khung đỡ riêng. Thường dùng để nâng – hạ các vật dụng kích thước lớn như: xe ô tô, hàng nặng, tàu thuyền, cano…
Máy tời điện đa năng: Là sự kết hợp của máy tời điện treo và máy tời điện kéo, vừa có thể lắp đặt trên khung dầm vừa có thể đặt trên mặt đất. Tính linh động cao, tời nhanh phù hợp với điều kiện của từng công trình xây dựng khác nhau.
Ngoài ra, còn có cách phân chia máy tời điện khác đó là dựa theo tốc độ nâng hạ. Bao gồm: tời tốc độ chậm, tốc độ trung bình, tốc độ nhanh và tốc độ siêu nhanh. Tùy theo mỗi công trình và loại hàng được di chuyển mà lựa chọn tốc độ tời thích hợp, vừa đảm bảo về mặt thời gian lại có thể đảm bảo không xảy ra sự cố làm hư hỏng hàng hóa, đồ vật.
3. Cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của máy tời điện
3.1 Cấu tạo của máy tời điện
Tùy theo chức năng và kiểu thiết kế máy tời điện sẽ được bổ sung thêm một số linh kiện và chi tiết khác, tuy nhiên tất cả các loại máy tời đều được tạo nên từ những bộ phận cơ bản sau:
Động cơ điện (còn gọi là mô tơ tời điện): đóng vai trò truyền lực cho máy tời, có công suất khác nhau, như: 300kg, 500kg….
Hộp số giảm tốc: có nhiệm vụ giảm tốc khi hạ vật xuống đồng thời tăng tải khi đưa vật lên.
Dây cáp: nhờ vào sức căng và độ bền của dây cáp mà máy tời có thể nâng – hạ vật một cách nhanh chóng và dễ dàng.
Tang cuốn cáp: là bộ phận sử dụng điện từ máy tời để chuyển đổi hoạt động quay sang hoạt động tịnh tiến để nâng – hạ đồ vật theo đúng vị trí mong muốn.
Móc cẩu: là đầu móc kết nối với đồ vật, có vai trò cố định và giữ cho đồ vật cân bằng khi di chuyển.
Phanh hãm: điều chỉnh tốc độ của máy tời điện, đảm bảo độ an toàn trong suốt quá trình làm việc.
3.2 Nguyên tắc hoạt động của máy tời điện
Máy tời điện sẽ hoạt động theo 5 bước cơ bản như sau:
Bước 1: Mô tơ tời hoạt động và sẽ truyền lực đến hộp giảm tốc
Bước 2: Hộp giảm tốc sau khi được truyền lực sẽ từ từ giảm tốc độ quay lại và tiếp tục truyền lực tới vị trí tăng cuốn
Bước 3: Tang cuốn bắt đầu quay và làm nhiệm vụ cuốn (khi nâng hàng, đồ vật lên) và nhả (khi hạ vậy xuống) dây cáp.
Bước 4: Móc cẩu của máy tời điện vào đồ vật mà cần di chuyển lên hoặc xuống. Lưu ý ở bước này, nếu đồ vật có kích thước lớn, cồng kềnh thì nên dùng dây dù quấn quanh vật và cố định trọng tâm vào chính giữa để móc vào móc cẩu. Đứng điều khiển từ xa để đảm bảo độ an toàn trong lao động
4. Ứng dụng của máy tời điện trong cuộc sống
4.1 Vận chuyển hàng hóa
Đây là chức năng chính của máy tời điện và cũng là công dụng được nhiều người biết đến nhất. Máy tời dùng để bốc xếp, di chuyển hàng hóa tại các cảng, nhà kho, công xưởng, công trình…. Vận chuyển hàng lên xuống tiện lợi và nhanh chóng, không cần cầu thang hay lối đi bộ, tiết kiệm nhân lực tối đa.
4.2 Sử dụng trong công tác cứu hộ
Trong những chuyến đi xa bằng xe tải, xe bán tải container… để phòng sự cố xảy ra các tài xế cũng thường mang theo máy tời điện để dự phòng nếu có bất chắc. Lưu ý trong trường hợp này chỉ có thể dùng tời điện ắc quy bởi tính linh động, không phải gắn với khung dầm hay dàn đỡ.
4.3 Ứng dụng tại phim trường
Chúng ta thường thấy những cảnh quay bay nhảy của các diễn viên trên các bộ phim, một số cảnh được ghép nhưng cũng có các phân cảnh diễn viên được đưa lên cao bằng máy tời điện. Hoặc để có những cảnh quay chân thực từ nhiều góc độ, nhân viên quay phim cũng sẽ sử dụng máy tời để đưa máy quay lên các vị trí nhất định để lấy được thước phim đẹp nhất.
Ngoài ra, máy tời xích điện còn được biết đến tại các bến thuyền với nhiệm vụ kéo thuyền từ dưới nước lên bờ và ngược lại. Nhờ có máy tời, công việc sẽ trở lên dễ dàng hơn rất nhiều.
5. Những lưu ý khi sử dụng máy tời điện
Để đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng máy tời điện để làm việc cũng như giữ cho thiết bị được bền chắc lâu nhất có thể hãy lưu ý những thông tin dưới đây:
Nghiêm cấm tuyệt đối việc đứng gần hoặc đứng dưới vị trí mà máy tời điện đang hoạt động nâng – hạ hàng hóa
Sử dụng đúng điện áp định mức được ghi trên mỗi thiết bị máy tời điện
Nguồn cấp điện phải luôn đáp ứng đủ theo công suất máy tời
Sử dụng trọng khoảng định mức cho phép, không vượt quá khối lượng định mức của máy
Kiểm tra thay dầu nhớt đầy đủ để nâng cao tuổi thọ của thiết bị tời điện, đảm bảo hoạt động nâng – kéo thuận và đảo chiều diễn ra trơn tru
Vệ sinh máy cẩn thận bằng khăn ẩm, làm sạch bụi bẩn và dầu mỡ trên thân máy trước và sau khi sử dụng
Với những loại máy tời điện mini dùng trong các hộ gia đình hay công trình nhỏ, có thể linh động di dời thì nên bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp chiếu vào.
Với những loại máy tời được lắp cố định trên khung dầm cũng cần có cách che chắn thích hợp để bảo quản máy.
Thường xuyên kiểm tra bộ phận dây cáp để phát hiện các lỗi hư hỏng, nếu có cần phải được sửa chữa hoặc thay thế kịp thời.
Những yếu tố quyết định giá thành của máy tời điện
Giá của máy tời điện sẽ được bán phụ thuộc vào trọng tải của thiết bị. Ví dụ: mức giá tời điện 200kg sẽ rẻ hơn so với tời điện 500kg, tời điện PA300 có giá cao hơn tời PA200 nhưng thấp hơn PA1000
Giá thiết bị phụ thuộc vào nhà cung cấp: Hiện nay, trên thị trường khu vực tpHCM mặt hàng tời điện rất phong phú và được nhập khẩu từ nhiều quốc gia khác nhau như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan… với công suất đa dạng từ 200kg, 300kg, 500kg, 1000kg….
Các thương hiệu máy tời điện phổ biến hiện nay có thể kể tên là: tời điện Kenbo, Kio Winch, Kensen, Oshima, Stronger, Hitachi, Yamafuji, Duke…. Để mua được những sản phẩm chính hãng với mức giá rẻ, người tiêu dùng hãy lựa chọn các cơ sở kinh doanh uy tín tại khu gần nhất.